CEO LAI NGUYỄN TẠI TỌA ĐÀM HỢP TÁC PHÁP – VIỆT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG HÓA BỀN VỮNG

Ngày 04 tháng 12 năm 2023, Thủ đô Paris trở thành điểm hẹn của các doanh nghiệp và chính trị gia tại Tọa đàm Hợp Tác Pháp – Việt. Sự kiện được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc kết nối ASEAN và EU để cùng nhau giải quyết những thách thức toàn cầu. Tọa đàm được tổ chức dưới sự bảo trợ của Chủ tịch Thượng viện Pháp, ông Gérard Larcher. Tọa đàm này được xem như một trong những hoạt động thiết thực do Việt Nam và Pháp phối hợp tổ chức để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Tọa đàm bàn tròn về Việt Nam do Cơ quan đại diện Thương mại Pháp (Business France) và Bộ Công thương tổ chức.

Mrs. Lai Nguyễn – CEO Công ty Vinatoken đã tích cực tham gia vào các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các đại diện doanh nghiệp khác từ cả Pháp và Việt Nam. Sự tương tác này không chỉ tạo ra một môi trường học hỏi mà còn thúc đẩy sự hợp tác và phát triển chung.

CEO Lai Nguyễn tham dự tọa đàm.

Tại phiên thảo luận về Hợp tác Pháp – Việt với chủ đề “Chuỗi Cung Ứng Hàng Hóa Bền Vững”, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM, nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của chuỗi cung ứng toàn cầu trong kinh tế thế giới. Việt Nam, với ưu thế đầu tư và tình hình chính trị xã hội ổn định, đặc biệt sở hữu nhiều cảng biển quốc tế, đang là đối tác hứa hẹn trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước đang ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt quan hệ chính trị tốt đẹp, đã định hướng và tạo đà phát triển cho các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước. Theo Bộ trưởng Công thương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), có hiệu lực từ năm 2020, đang đóng trò là động lực trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp trong thời gian qua. Hiện tại mới chỉ 02 nước trong ASEAN ký kết hiệp định thương mại tự do với EU. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp Pháp có thể coi “Việt Nam là cửa ngõ vào ASEAN’’ đối với hàng hóa và đầu tư từ Pháp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tận dụng Pháp là trung tâm phân phối hàng hóa sang toàn khối EU.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, lên vị trí 43/139 nền kinh tế được xếp hạng. Đây là sự tiến bộ đáng chú ý so với vị trí 53 vào năm 2010, đặt Việt Nam vào top 5 khu vực ASEAN. Trong bảng xếp hạng thị trường mới nổi thế giới, Việt Nam thuộc top 10/50, với vị trí thứ 4 về cơ hội logistics quốc tế.

Các đại diện chụp ảnh lưu niệm tại Tọa đàm hợp tác Pháp – Việt

Ngoài các phiên thảo luận, Diễn Đàn đã tạo cơ hội cho giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác Pháp và ASEAN. Các cuộc giao thương này đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như nông nghiệp hữu cơ, hóa mỹ phẩm, và may mặc. Doanh nghiệp Việt Nam đã bước chân vào cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài như JW Corp, In Spirit Design, Lyseo, tạo ra những kết nối quan trọng cho sự phát triển bền vững của họ.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.